Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần biết

Tôm thẻ chân trắng hiện nay đang thuộc nhóm thủy sản được nhiều người ưa chuộng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Chính vì vậy là loại thủy sản này cũng trở thành mục tiêu kinh doanh của đông đảo bà con. Vậy nuôi tôm thẻ chân trắng như thế nào để đạt được năng suất cao? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bà con kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng khoa học nhất.

Thông tin cơ bản về tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm của loài tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có màu xanh lam. Vỏ tôm mỏng, có màu trắng đục vì vậy nó còn có tên gọi là tôm Bạc. Phần chân bò của tôm có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng. Phần chùy của tôm kéo dài tiếp dưới bụng với 2-4 răng cưa. Những răng cưa đó khác nhau ở từng con tôm. Có những con chùy kéo dài tới đốt thứ hai.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần biết
Đặc điểm sinh thái của tôm thẻ chân trắng

Phần vỏ ở đầu tôm có xuất hiện những gai gân và gai râu rất rõ. Đâu tôm không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt. Phần đường gờ sau chùy khá dài, kéo dài từ mép sau vỏ đầu ngực.

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cũng cần phải nhận biết được tôm có 6 đốt bụng. Những đốt mà mang trứng thì rãnh bụng rất hẹp hoặc cũng có những con không có rãnh bụng. Phần gai đuôi của tôm không phân nhánh. Râu tôm không có gai phụ. Chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với phần vỏ của tôm. Phần xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài. Thông thường sẽ có 3 – 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Ở phần đốt thứ nhất của chân và ngực có gai gốc (basial) và gai ischial.

Tập tính của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng cũng giống như những loài tôm khác là loài động vật ăn tạp. Hàm lượng thức ăn của loài tôm này không đòi hỏi quá nhiều chất dinh dưỡng như những loài tôm ăn tạp khác như tôm sú hoặc tôm càng xanh.

Khả năng sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng rất nhanh. Nếu nuôi tôm trong thời gian tự nhiên chuẩn, tôm được nuôi từ dạng tôm bột đến cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày.

Một số kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

Lựa chọn địa điểm nuôi

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần biết
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiện đại

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh khoa học thì cơ sở nuôi tôm là việc quan trọng đầu tiên mà bà con cần lưu ý. Cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng phải nằm trong vùng được quy hoạch hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bên cạnh đó, địa điểm nuôi tôm thẻ chân trắng phải nằm ở vị trí trung triều trở lên. Nên chọn những vùng mà độ pH >5. Chất đất ở đây là đất sét pha thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ…

Nguồn nước để nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Nguồn nước cung cấp cho địa điểm nuôi tôm phải ổn định, đầy đủ, chất nước phù hợp với đặc điểm sinh thái của tôm thẻ chân trắng. Nguồn nước nuôi tôm phải đảm bảo vệ sinh, không chịu tác động từ những vùng canh tác nông nghiệp, cùng sản xuất công nghiệp hay nước thải sinh hoạt.

 Thiết kế xây dựng ao nuôi

Kỹ thuật nuôi thẻ chân trắng công nghiệp cần có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt. Có ao lắng, ao chứa, áo nuôi. Hệ thống ao  này không bị rò rỉ, không  thẩm thấu và bị sạt lở vào mùa mưa.

Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ rộng từ 0,2 đến 0,5ha. Độ sâu mực nước ao nuôi tôm là từ 1,5m đến 1,8m. Phần bờ ao cao hẳn lên. Mức nhất từ mặt nước đến bờ ao là khoảng 0,5m. Ao thường được thiết kế dạng hình chữ nhật. Đáy ao có độ dốc khoảng 15 độ để đảm bảo thoát nước.

Cải tạo ao và bón phân

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần biết
Cải tạo ao nuôi

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì việc cải tạo ao nuôi là vô cùng quan trọng. Trước khi thả tôm giống vào ao, bà con cần vệ sinh ao nuôi thật sạch sẽ. Nước trong ao cần được tháo sạch và phơi khô mặt ao trong khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày thì bà con tháo nước vào trong ao ở mức nước khoảng 20cm và thả vôi sống vào trong ao. Mục đích của việc làm này là diệt sạch vi khuẩn gây bệnh cho tôm còn lại trong ao. Sau đó đó tháo cạn nước trong ao rồi bơm sạch nước và rửa sạch khoảng 3 lần. Sau khi đã hoàn thành công cuộc vệ sinh ao thì đợi triều cường lên để bơm đầy nước vào trong ao với độ sâu từ 1,5 đến 1,8m.

 Bón phân tạo màu cho ao nuôi

Công việc này cũng nằm trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Bà con nên bón phân đạm và lân theo tỷ lệ 1/9. Lượng phân bón là 1,5/ha để gây nuôi sinh vật thức ăn ban đầu cho tôm. Điều tiết độ trong dưới 40cm

Xử lý nước và lấy nước vào ao nuôi

Để làm đúng được kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, công đoạn xử lý và lấy nước vào ao nuôi rất quan trọng. Nó quyết định đến sự thành công và hiệu quả của tôm thành phẩm.

 

Xử lý nước ở ao nuôi trước khi thả con giống

Sử dụng Chlorine nồng độ 30 ppm  tương đương với 30 kg/1.000 m3 nước vào buổi sáng và buổi chiều để diệt sạch tạp khuẩn trong ao. Lưu ý không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất có chứa chất cầm không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy hải sản. Sau đó tiến hành quạt nước liên tục trong vòng 10 ngày để phân hủy hết lượng Chlorine còn dư trong nước. Trước khi tiến hành thả tôm vào thì cần kiểm tra dư lượng của Chlorine bằng thuốc thử.

Sau đó tiến hành xả nước từ ao lắng sang ao nuôi với  mực nước khoảng từ 1,5 đến 1,8m nước. Để lắng trong vòng 2 ngày trước khi thả tôm giống.

Quản lý nước ao nuôi hàng ngày

Cách nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao nhất còn liên quan mật thiết đến việc quản lý ao nuôi hàng ngày. Những việc cần làm như:

 Điều chỉnh chất lượng nước ao nuôi

Bà con cần thường xuyên kiểm tra mực nước trong ao nuôi. Nếu trong điều kiện trời nắng, nước cạn thì cần tiến hành thêm nước từ từ (10-30%/ ngày). Trong quá trình thêm nước lưu ý giữ độ trong từ 40-60cm, độ mặn từ 10-25%.

 Cho tôm ăn đúng cách

Trong quá trình cho tôm ăn cần đảm bảo đúng quy trình. Cho tôm ăn lượng thức ăn vừa đủ, không quá thừa. Kích thước thức ăn dành cho tôm thích hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm.

Chọn giống nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Việc chọn con giống tốt cũng rất cần thiết trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Bà con cần chú ý kĩ giai đoạn này. Nếu như chọn con giống không tốt, không chuẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi tôm sau này cũng như tôm thành phẩm. Đặc biệt, giống tôm không chuẩn sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng tôm bị chết hàng loạt trong quá trình nuôi. Dưới đây là hướng dẫn cách chọn tôm giống:

+ Bà con nên chọn tôm giống đều nhau, cùng lứa, cùng kích thước khoảng 1cm.

+ Không thả tôm quá dày. Mật độ thả tôm thích hợp là 15000 con/ ha.

+ Thời gian thả tôm thích hợp: buổi chiều. Lúc này nhiệt độ trong ao mát thì tôm không bị sốc nhiệt. Nên đứng ở đầu hướng gió để thả tôm. Thả tôm nhẹ nhàng xuống ao nuôi.

Phát hiện bệnh xảy ra ở tôm

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần biết

Nói đến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bà con phải biết cách nhận biết và phát hiện kịp thời tôm mắc bệnh để xử lý, tránh lây ra cả đàn, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Trong suốt quá trình nuôi tôm, bà con cần chú ý quan sát những bộ phận sau của tôm để biết tôm của mình có khỏe hay không nhé.

Vỏ thân của tôm thẻ chân trắng

Thông thường, vỏ tôm sẽ có màu bạc, có độ bóng. Nếu như tôm đã mắc bệnh thì màu của vỏ sẽ chuyển sang màu sẫm hơn bình thường. Vỏ tôm không bóng, trên vỏ có xuất hiện vết mòn. Nếu quan sát kĩ sẽ thấy trên vỏ có những vảy được kết thành bởi chất lạ.

Đuôi tôm

Theo kinh nghiệm của những người chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, một trong những kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đó là nhận biết tôm mắc bệnh qua đuôi. Những con tôm khi bị bệnh thì đuôi của nó sẽ không xòe rộng như tôm khỏe. Thay vào đó đuôi sẽ cụp và rủ xuống.

Ruột tôm

Khi tôm đã mắc bệnh thì tôm sẽ nhẹ, ăn ít hoặc bỏ ăn tùy theo tình trạng bệnh lý. Quan sát kỹ ruột tôm bạn sẽ thấy ruột tôm rỗng và không có thức ăn.

Mang tôm

Tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh thì mang tôm cũng có màu khác thường. mãng sẽ chuyển sang màu vàng, cam, nâu, đỏ…Khi kiểm tra chi tiết sẽ thấy phần mang tôm có tình trạng thối rữa, phù nước.

Gan và lá lách

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh thông qua việc kiểm tra kích thước của gan và lá lách. Nếu tôm bệnh thì hai bộ phận này sẽ nhỏ lại. Và chúng có dầu hiệu đổi màu.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đúng khoa học để đạt được năng suất cao nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bà con “thắng lớn”. Nếu như cần tìm con giống hoặc khó khăn trong quá trình nuôi tôm hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại ĐT: (0259) 6 555 666 hoặc website s6.com.vn để được tư vấn nhé. Chúc bà con thành công!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *