Tìm hiểu đặc điểm của tôm thẻ chân trắng giúp đạt năng suất cao nhất 

Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là gì? Để có được vụ mùa bội thu thì bà con nên hiểu và nắm được những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng ngày nay đang được áp dụng nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước. Bởi loại thủy hải sản này có giá trị kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, sức đề kháng tốt, ít chịu tác động từ môi trường.

Phân loại và phân bố tôm thẻ chân trắng

Phân bố

đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng hay còn có tên khoa học là White Leg shrimp. Đây là loại tôm nhiệt đới. Nó phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương. Chủ yếu từ biển Pêru đến phía Nam của Mê-hi-cô. Xung quanh vùng biển Ecuador. Cho đến ngày nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi trồng ở nhiều quốc gia vùng Đông Á cũng như Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaixia…

Phân loài

Tôm thẻ chân trắng có tiếng Anh là White Leg shrimp thuộc:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Malacostraca

Bộ: Decapoda

Họ: Penaeidae

Loài: Litopenaeus vannamei

Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Theo đặc điểm của tôm thẻ chân trắng, cơ thể của loài tôm thẻ chân trắng được chia thành 2 phần rõ rệt: phần đầu ngực (Cephalothorax) và phần bụng (Abdomen)

đặc điểm của tôm thẻ chân trắng
Cấu tạo của tôm thẻ chân trắng

Phần đầu ngực

Phần đầu ngực bao gồm:

Chủy (Rostrum ): Đây là phần vũ khí để chống lại kẻ thù của tôm. Nó giống như một lưỡi kiếm có độ cứng nhất định, có hình răng cưa. Vị trí của chùy nằm ở trên lưng cũng  như phía dưới bụng.

Đôi mắt kép có cuống mắt

Cặp râu có tên Antennule và Antenna. Nó có chức năng giữ thăng bằng cho tôm khi di chuyển cũng như làm nhiệm vụ của khứu giác.

3 đôi hàm có chức năng giúp cho tôm ăn thức ăn.

3 cặp chân hàm  (Maxilliped) làm nhiệm vụ giúp cho tôm ăn và bơi lội.

5 cặp chân ngực (pereopods) giúp cho tôm ăn và bò

Đuôi ( telson) giúp cho tôm có khả năng bật xa, nhảy lên cao hoặc xuống thấp.

Phần bụng

Cấu tạo tự nhiên của loài tôm thẻ chân trắng bao gồm có 7 đốt trong đó 5 đốt đầu chứa các cặp chân bơi. Đốt thứ 7 bị đột biến thành telson hợp với cặp chân đuôi tạo thành đuôi giúp cho tôm búng nhảy và chuyển động lên xuống.

Đặc biệt ở con tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng là bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm.

Cấu tạo của cơ quan sinh dục

đặc điểm của tôm thẻ chân trắng
Phân biệt tôm thẻ đực và cái

 

Cơ quan sinh dục đực

Trong cấu tạo và đặc điểm của tôm thẻ chân trắng đực thì cơ quan sinh dục sẽ bao gồm 1 đôi tinh hoàn và 1 ống dẫn tinh. Vị trí của đôi tinh hoàn này năm ngoài  mặt lưng, từ vùng tim đến gan tụy. Đôi túi tinh của tôm đực đổ ra hai lỗ sinh dục nằm ở gốc của cặp chân bò thứ năm. Trong túi tinh có chứa tinh trùng màu trắng sữa. Khi tôm đực đã trưởng thành, chúng ta thấy rõ được đôi túi tinh nằm ở gốc của cặp chân thứ 5. Khi lựa chọn tôm giống bố mẹ người ta cũng dựa trên căn cứ này để lựa chọn.

Phần cơ quan sinh dục bên ngoài của tôm đực bao gồm Petasma và đôi phụ bộ đực. Trong đó, Petasma được hình thành do 2 nhánh của đôi chân bò biến thành.

Cơ quan sinh dục cái

Cấu tạo của cơ quan sinh dục trên tôm cái bao gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn trứng. Trông đó, đôi ống dẫn trứng đổ vào 2 lỗ đẻ nằm ở đốt ngoài của đôi chân ngực thứ 3.

Đặc điểm dinh dưỡng và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng

đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm dinh dưỡng

Khi tìm hiểu về đặc điểm của tôm thẻ chân trắng, người ta nhận thấy đặc điểm dinh dưỡng của loài tôm này cũng rất cần chú ý. Hiểu được đặc điểm dinh dưỡng sẽ giúp cho bà con cân bằng được lượng thức ăn để thích hợp với từng giai đoạn phát triển.

Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản ăn tạp. Chúng thích ăn các loài động vật khác. Ngoài ra chúng cũng thức nguồn thức ăn từ mùn bã hữu cơ và các loài động vật thủy sinh. Tuy nhiên, yêu cầu đối với thức ăn của loài động vật này cũng khá nghiêm ngặt. Lượng Protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng khá thấp. chỉ dao động ở mức 20-35%. Bà con có nhiều lựa chọn sử dụng nhiều nguồn thức ăn từ thực vật để thay thế những loại thức ăn công nghiệp giá thành cao. Việc làm này giúp giảm chi phí chăn nuôi.

 Đặc điểm tăng trưởng

Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là động vật ăn tạp cho nên tốc độ tăng trưởng của chúng khá nhanh. Nếu nuôi trong điều kiện tự nhiên, đáp ứng đủ lượng thức ăn cần thiết. Thì trong khoảng 180 ngày là tôm có thể đạt từ 1g đến 15g/ con.

Tôm thẻ chân trắng thường lột xác vào ban đêm. Thời gian lột xác giữa lần 1 và lần 2 là khoảng 3 tuần. Với những con tôm có kích thước nhỏ hoặc đang phát triển thì chúng sẽ lột xác 1 lần/ tuần. Sau đó khoảng cách giữa 2 lần lột xác sẽ tăng dần theo thời gian nuôi tôm. Đến giai đoạn trưởng thành tôm sẽ lột xác 2,5 lần/ tuần. Đây là một trong những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng mà bà con cần chú ý.

Tập tính sinh sản

Khi tôm thẻ chân trắng cái đạt đến độ trưởng thành với khối lượng khoảng 40g/ con là chúng bắt đầu sinh sản. Thời gian cách giữa 2 lần sinh sản là khoảng 3 ngày. Sau mỗi lần đẻ hết trứng thì buồng trứng của tôm lại tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Tôm cái có thể sinh sản nhiều nhất là 10 lần/ năm và sẽ lột vỏ sau 3 đến 5 lần đẻ.

Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng về mùa sinh sản là từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Lượn trứng cho mỗi lần đẻ sẽ phụ thuộc vào kích thước của con tôm nhỏ. Kích thước của tôm mẹ càng lớn thì lượng trứng cành nhiều và kích thước trứng càng lớn.

Tập tính bắt mồi

Tôm thẻ chân trắng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Mỗi khi mặt trời lên thì chúng thường vùi mình dưới đáy bùn. Chúng không chủ động đi kiếm thức ăn khi ban ngày.

Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt công nghiệp, nếu như bàn con cho tôm ăn ban ngày thì tôm cũng vẫn ăn. Tuy nhiên, kinh nghiệm khi nuôi tôm thẻ chân trắng đó là ban ngày bà con nên cho ăn 25~35% và ban đêm cho ăn khoảng 65~75%.

Trong bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin xung quanh đặc điểm của tôm thẻ chân trắng. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bàn con trong vụ nuôi tôm mới để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu cần cung cấp tôm giống hoặc tư vấn về cách nuôi tôm đúng cách, kỹ năng và nhiều đặc điểm của tôm giống bà con hãy liên hệ với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư S.6 để được hỗ trợ và tư vấn. Chúc bà con sẽ có vụ mùa bội thu!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *