5 SAI LẦM CỦA NGƯỜI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những ngành nghề được người nông dân quan tâm nhất hiện nay. Tôm lột vỏ liên tục là do không cung cấp đủ canxi. trên thực tế trong thức ăn tôm đều được nhà sản xuất bổ sung hàm lượng khá cao canxi hoà tan CaHPO4, ngoài ra còn pha bột đá CaCO3 vào thức ăn tôm với tỉ lệ 2 – 3% để làm thức ăn cứng, lâu rã trong nước.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng bổ sung nhiều canxi hay không, không quan trọng bằng bản thân tôm hấp thụ được bao nhiêu canxi. Mà để tôm hấp thụ tốt canxi, trước tiên môi trường phải ổn định, gan và ruột tôm phải khỏe. Đó là 3 yếu tố rất quan trọng. Ngoài canxi ra thì khoáng chất, vitamin và các hàm lượng dinh dưỡng khác cũng dựa vào 3 yếu tố này.

 

5 sai lầm của người nuôi tôm thẻ chân trắng
Tôm giống thương hiệu S.6

chọn giống không đạt chất lượng

con giống là yếu tố quyết định chất lượng trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng giống và sự thành bại của vụ nuôi, nhưng đến nay, nhiều người vẫn chủ quan trong khâu lựa chọn tôm giống chất lượng đưa vào sản xuất. Bởi vậy, để tránh thiệt hại do tôm giống kém chất lượng, cần lựa chọn tôm giống có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, ở những địa chỉ uy tín, đã được kiểm dịch. Nếu có điều kiện thì nên kiểm tra, nếu âm tính với những mầm bệnh nguy hiểm thì đưa vào thả nuôi. Chất lượng tôm giống sẽ quyết định quá trình sinh trưởng phát triển cho đến tận lúc thu hoạch.

Thành phần dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng

Tôm ốp thân, khó lột, bị phân trắng nhẹ,… Tuy không chết, nhưng không lớn nổi là do thiếu khoáng.

Sai. Đó là vấn đề đường ruột tôm, không phải vấn đề thiếu hay đủ khoáng vì chắc chắn mỗi người nuôi đều được hướng dẫn bổ sung khoáng đúng liều lượng cho ao tôm. Trường hợp này nên sử dụng sản phẩm thảo dược tái tạo lại đường ruột đã tổn thương của tôm, sau đó bổ sung vitamin, khoáng chất mới giải quyết được.

5 sai lầm của người nuôi tôm thẻ chân trắng

Chuẩn đoán sai bệnh của tôm

Nhìn thấy tôm có đốm trắng thì xác định ngay là tôm mắc bệnh đốm trắng. Không hoàn toàn đúng. Còn có trường hợp tôm có mủ cuối đuôi và có đốm trắng là do xuất huyết đường ruột. Người nuôi tôm thẻ chân trắng cần quan sẽ thấy đường ruột loãng và đứt khúc. Nếu tiếp tục cho ăn sẽ chết tôm. Thường khi có hiện tượng này thì 2-3 ngày sau là tôm chết. Vì vậy bảo vệ đường ruột ngay từ giai đoạn đầu rất quan trọng.

Không tuân thủ kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giảm ăn rõ rệt, kéo dài, nhưng không thấy dấu hiệu tôm bơi lờ đờ, màu nước ao nuôi có màu xanh đậm. Có tôm rớt đáy, ruột rỗng, thân mềm, vỏ mỏng, hoặc ốp lép. Người nuôi rất dễ ngộ nhận là bệnh gan tụy. Nhưng thật sự, đó là bệnh đường ruột. Khi ao nuôi xuất hiện bệnh đường ruột, và khi trong vùng nuôi đang có bệnh gan tụy, ta rất lo sợ là gan tụy nên không đưa ra biện pháp đúng đắn kịp thời. Trong mùa nắng nóng hiện nay vi khuẩn vibrio phát triển mạnh, nhân lên về số lượng và đủ sức gây bệnh. Vì vậy cần diệt khuẩn định bằng Anti Vibrio Santa để kiểm soát vi khuẩn ngay từ đầu. Cho ăn ít lại. Định kỳ 7-10 ngày diệt khuẩn 1 lần. Sau đó, có thể cải thiện chất lượng nước bằng cách thay bớt 1 lượng nước trong ao bằng nước sạch, nâng cao mực nước và đánh vi sinh liều cao.

 

5 sai lầm của người nuôi tôm thẻ chân trắng

Mật độ nuôi quá cao

Tôm sú hay tôm thẻ chân trắng đều có một mật độ nuôi chuẩn, phù hợp với điều kiện phát triển của từng loại.Với tôm thẻ chân trắng, mật độ nuôi thích hợp là dưới 100 con/m2, đây là mật độ phù hợp giúp giảm chi phí con giống, thức ăn, tăng tốc độ nuôi giúp giảm thời gian canh tác. Bà con nông dân nên chọn giống bố mẹ tốt chất lượng cao giúp tăng tỷ lệ sống sót cũng như phòng ngừa được dịch bệnh

Dưới đây là một số sản phẩm phòng ngừa các bệnh về ruột tôm ngay từ giai đoạn đầu, hoặc phục hồi đường ruột tôm sau khi bị tổn thương mà Cty CPĐT S.6 chia sẽ đến quý khách hàng. Liên hệ TomGiongS6.vn hoặc sdt 0933 217 066, https://oa.zalo.me/manage/dashboard hoặc sdt 0901 617 666 để được hỗ trợ kỹ thuật và đặt giống.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *