NHỮNG ĐIỀU BÀ CON CHƯA BIẾT VỀ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRÊN TÔM

Bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng khá phổ biến như bệnh phân trắng, đứt khúc, trống ruột… thường xảy ra ở tôm sau 1 tháng thả nuôi, mức độ xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi, nếu không phòng và điều trị kịp thời sẽ làm giảm năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Bệnh đường ruột trên tôm

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng

  • Do nhiễm vi khuẩn Vibrio khi chất lượng nước kém, mật độ Vibrio tăng cao, xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh đường ruột trên tôm. Hầu hết các chủng Vibrio đều có khả năng gây bệnh, khi vào đường ruột, vi khuẩn phá hủy thành ruột gây viêm, tôm không ăn được dẫn đến trống ruột, đứt khúc.
  • Do ký sinh trùng Gregarine (trùng 2 tế bào) khi tôm ăn phải ký chủ của loài Gregarine này như nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc… sẽ bị ấu trùng xâm nhập vào ruột, phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh và bám vào thành ruột. Khi mật độ Gregarine dày đặc sẽ làm tắc nghẽn ruột, hình thành những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội tấn công gây bệnh cho tôm nuôi.
  • Tôm ăn thức ăn bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho tôm;
  • Tôm ăn phải tảo độc trong ao như tảo lam: loài tảo độc này sẽ tiết độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thu được thức ăn, tôm yếu và bị bệnh.
  • Thời tiết thất thường như mưa nắng kéo dài cũng làm cho tôm yếu, bỏ ăn làm cho ruột trống;
  • Chất lượng nước kém: nước đục, nhiều bọt dơ, tảo tàn, tảo nở hoa, khí độc… khiến tôm bị stress, ăn kém hoặc bỏ ăn.

Khi đường ruột tôm bị tổn thương và suy giảm các chức năng của cơ quan này, tôm không hấp thụ được thức ăn làm giảm sức khỏe tôm, cùng với sự tấn công của các tác nhân cơ hội sẽ làm tôm bệnh nghiêm trọng hơn và chết.

 

Bệnh đường ruột trên tôm

Bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng gây tác hại như thế nào?

Mặc dù không gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn, nhưng sẽ làm tôm bị bệnh mãn tính, khó điều trị. Tôm bị bệnh, bỏ ăn, không bắt mồi, còi cọc, không lớn, yếu ớt  gây ảnh hưởng đến năng suất và các giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng, chất lượng tôm nuôi.

Một số biện pháp phòng bệnh đường ruột trên tôm hiệu quả

Bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhất do đó bà con cần tiến hành phòng bệnh hiệu quả nhất như sau:

+  Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn phải có đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa quá nhiều.

+ Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.

+ Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm.

+ Mật độ nuôi thả phù hợp với diện tích ao nuôi, không nên thả quá dày.

+ Trước khi nuôi thả phải cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng, chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho quá trình nuôi.

+ Ổn định mực nước phù hợp trong suốt quá trình nuôi tôm từ nhỏ để khi thu hoạch, độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bệnh đường ruột trên tôm

trên đây là những kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, những nguyên nhân và cách khắc phục về bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng mà Cty CPĐT S.6 chia sẽ đến bà con và là những thông tin rất phổ biến để nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi bà còn cần quản lý ao nuôi thật tốt, từ thức ăn đến môi trường ao nuôi để đảm bảo tạo môi trường sống sạch giúp tôm ít bệnh, áp dụng quy trình nuôi tôm sạch theo công nghệ sinh học để giảm rủi ro khi sản xuất. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bà con để hiểu biết thêm về bệnh đường ruột ở tôm thẻ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ  qua hotline 0933 217 066 hoặc TomGiongS6.vn để được hỗ trợ các thông tin liên quan.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *